Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

Thông tin về bộ môn Toán - Tin

 18/08/2024  4624

THÔNG TIN VỀ BỘ MÔN TOÁN - TIN

THÔNG TIN VỀ BỘ MÔN TOÁN - TIN

Bộ môn Toán-Tin thuộc Khoa Khoa học Cơ bản – Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (trên cơ sở là sự sáp nhập của 2 Bộ môn Toán và Bộ môn Tin học) được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 2021 theo Quyết định số 1023/QĐ-ĐHKT & QTKD-HCTC của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Bộ môn được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy các học phần Toán và Tin học cho sinh viên và học viên thuộc các hệ đào tạo của Nhà trường.

- Tổng số giảng viên: 18 GV trong đó có 04 GV kiêm nhiệm

- Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 11; Thạc sĩ: 7 (trong đó 03:NCS); Cử nhân:0

1. Thông tin giảng viên

TT

Học hàm, học vị, họ tên

Số điện thoại

Email

Ghi chú

1

TS-GVC Phạm Hồng Trường -    Trưởng Khoa

0968 832 638

phtruong@tueba.edu.vn

 

2

TS-GVC Trần Thị Mai- TBM

0978547141

tranthimai@tueba.edu.vn

 

 

 

 

 

 

3

Ths Trần Nguyên Bình

0984 411 299

tnbinh@tueba.edu.vn

 

4

TS-GVC Lê Thu Hà

0945.333.646

thuha@tueba.edu.vn

 

5

Ths Hoàng Thanh Hải

0944 009 986

hthai@tueba.edu.vn

 

6

TS. Nguyễn Hồng Hải

0983847988

honghai@tueba.edu.vn

KN

7

Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

0984 894 162

ntthang@tueba.edu.vn

 

8

TS-GVC Nguyễn Quỳnh Hoa

0977 615 828

nqhoa@tueba.edu.vn

 

9

TS-GVC  Phạm Minh Hoàng

0986.703.748

hoangpm@tueba.edu.vn

KN

10

TS. Đoàn Mạnh Hồng

0983.080.478

dmhong@tueba.edu.vn

KN

11

TS-GVC Nguyễn Thị Lan Hương

0983.099.608

lanhuong@tueba.edu.vn

 

12

TS. Phạm Thị Linh

0915 685 684

ptlinh2020@tueba.edu.vn

 

13

Ths Trần Thị Mai Linh

0979 543 945

ttmlinh@tueba.edu.vn

 

14

TS. Đồng Thị Hồng Ngọc

0949 332 128

dongthingoc@tueba.edu.vn

 

15

Ths Đỗ Thanh Phúc

0949 374 386

thanhphuc@tueba.edu.vn

 

16

TS. Nguyễn Việt Phương

0977 615 535

nguyenvietphuongt@tueba.edu.vn

 

17

Ths-GVC Trần Thanh Tùng

0943 822 828

tranthanhtung@tueba.edu.vn

 KN

18

Ths-GVC  Trần Thị Xuân

0972.280.946

tranxuantbhd@tueba.edu.vn

 

2.  Danh sách giảng viên đảm nhận giảng dạy các học phần

STT

Họ và tên

Tin học ứng dụng

Lý thuyết xác suất thống kê

Toán kinh tế

Ghi chú

1

TS. Phạm Hồng Trường

 

x

x

 

2

TS. Trần Thị Mai

 

x

x

 

3

TS. Nguyễn Quỳnh Hoa

 

x

x

 

4

ThS Trần Nguyên Bình

 

x

x

 

5

ThS Hoàng Thanh Hải

 

x

x

 

6

ThS Nguyễn Thị Thu Hằng

x

x

x

 

7

TS Phạm Thị Linh

 

x

x

 

8

ThS Đỗ Thanh Phúc

 

x

x

 

9

TS Nguyễn Việt Phương

 

x

x

 

10

ThS Trần Thanh Tùng

 

x

x

Kiêm nhiệm

11

TS Đồng Thị Hồng Ngọc

 

x

x

 

12

ThS Trần Thị Mai Linh

x

x

x

 

13

TS. Lê Thu Hà

x

 

 

 

14

TS. Nguyễn T. Lan Hương

x

 

 

 

15

TS. Đoàn Mạnh Hồng

x

 

 

Kiêm nhiệm

16

TS. Phạm Minh Hoàng

x

 

 

Kiêm nhiệm

17

TS. Nguyễn Hồng Hải

x

 

 

Kiêm nhiệm

18

ThS. Trần Thị Xuân

x

 

 

 

Ghi chú: (X) Là môn học đảm nhiệm giảng dạy.

3. Giới thiệu các học phần

3.1 Học phần lý thuyết xác suất và thống kê toán- Hình thức thi: Tự luận

 Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về xác suất và thống kê. Các định nghĩa cơ bản về xác suất được đưa vào chương 1. Chương 2 giới thiệu các khái niệm và các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên. Các chương 3,4,5,6 dành cho thống kê. Lý thuyết mẫu được trình bày trong chương 3. Chương 4 giới thiệu về ước lượng tham số, hai dạng ước lượng tham số là ước lượng điểm và ước lượng khoảng. Chương 5 bao gồm bài toán kiểm định giả thuyết thống kê, kiểm định tham số và một số kiểm định phi tham số thông dụng. Chương 6 dành cho bài toán phân tích tương quan và hồi quy. .

3.2  Học phần Toán kinh tế- Hình thức thi: Tự luận

       Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản sau: (i) Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính  như định thức, ma trận, hệ phương trình tuyến tính. Trên cơ sở kiến thức cơ bản đó, giải quyết một số mô hình tuyến tính trong phân tích kinh tế. (ii) Sinh viên được tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về hàm một biến và nhiều biến cụ thể: về tính liên tục, về các đạo hàm riêng, qua đó sinh viên sẽ nghiên cứu các ứng dụng của đạo hàm trong kinh tế. Đồng thời, trang bị cho sinh viên về cực trị không có điều kiện, có điều kiện của hàm nhiều biến, nghiên cứu một số mô hình kinh tế liên quan đến cực trị của hàm nhiều biến. (iii) Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về phương trình vi phân như phương trình vi phân tuyến tính cấp 1, phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 với hệ số hằng và một số mô hình ứng dụng của phương trình vi phân trong phân tích kinh tế.

   Học phần này cung cấp cho giúp sinh viên những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho học tập và nghiên cứu các môn thuộc khối chuyên ngành.

3.3. Học phần Tin học đại cương- Hình thức thi: Vấn đáp thực hành trên máy tính

Học phần Tin học đại cương gồm có 3 TC: 2 LT và 1 TH 

Học phần tin học đại cương được Nhà trường tổ chức cho sinh viên trong kỳ 1 và kỳ 2 năm học thứ nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên khối ngành kinh tế các kiến thức cơ bản về khai thác và sử dụng máy tính; cách Tin học hoá một số quy trình làm việc cơ bản; hiểu về hệ điều hành Windows và cách quản lý dữ liệu trên Windows; sử dụng thành thạo công cụ soạn thảo văn bản Microsoft Word; thành thạo sử dụng hàm để tính toán hay giải các bài toán kinh tế đơn giản trong Excel; cách thiết kế các bài trình chiếu và cách thức khai thác các tài nguyên internet...  Qua đó sinh viên có cơ sở để tiếp tục học tập và vận dụng vào các môn học có liên quan đến tin học cũng như các môn học khác trong suốt 4 năm học tại nhà trường cũng như có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng Tin học văn phòng phục vụ cho công việc sau này.

Song song với việc học lý thuyết trên lớp sinh viên đều được tham gia thực hành trên phòng máy tính của nhà trường. Mỗi buổi thực hành đều có các giáo viên hướng dẫn thực hành để chỉ bảo cũng như hướng dẫn các em trong quá trình học tập môn học. 

Sinh viên được học lý thuyết thông qua máy chiếu nên rất trực quan, sinh động và dễ  hình dung và nhận biết vấn đề. Mỗi tuần học sinh viên đều được thực hành trên phòng máy để được thực tập lại các thao tác được học trên lớp. Giáo viên hướng dẫn thực hành luôn có mặt để hỗ trợ các em trong các buổi thực hành.

3.4. Học phần Tin học ứng dụng  - Hình thức thi: Vấn đáp thực hành trên máy tính

Học phần Tin học ứng dụng gồm 3 TC: 2 LT và 1 TH 

Học phần tin học ứng dụng cung cấp cho sinh viên năm thứ 4 những kiến thức và các kỹ năng nâng cao của việc Tin học hoá một số quy trình trong công việc; các kỹ năng nâng cao của phần mềm Microsoft Excel. Qua đó sinh viên nắm được các thao tác và quy trình cơ bản trong phần mềm Excel khi giải các bài toán cụ thể về kinh tế thường gặp như các bài toán về tối ưu, về tài chính, về hồi quy tương quan...Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các môn học khác liên quan như phương pháp tối ưu, lập và thẩm định dự án đầu tư, kinh tế lượng, xác suất thống kê... Chính vì thế để học được môn học này sinh viên sẽ phải tích luỹ khối lượng các kiến thức của các môn học khác. Sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 đã quen với phương pháp học tập và nghiên cứu tại trường đại học. Tuy nhiên các môn học phụ trợ được học ở năm thứ nhất, thứ 2 nên dễ dẫn đến việc quên kiến thức. Trong khi những môn học đó cũng là những môn học đòi hỏi cao đối với người học nên hầu như sinh viên đều cho rằng đây là một môn học khó.

Hiện nay, Bộ môn đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc giảng dạy đảm bảo các chuẩn tin học như: chuẩn ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo thông tư 03 của bộ Thông tin và truyền thông; các chuẩn quốc tế IC3 (Internet Core Competency Certification), MOS (Microsoft Office Specialist) cho toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên trong và ngoài Nhà trường. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên ngành chính quy về Tin học, có các chứng chỉ tin học quốc tế như IC3, MOS Word, MOS Excel, MOS Powerpoint.

4. Danh mục học liệu/tài liệu tham khảo

4.1. Học phần lý thuyết xác suất và thống kê toán

[1] Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008.

[2] Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Bài tập Xác suất và thống kê toán, NXB Thống kê, 2010.

[3] Trần Thái Ninh, Hướng dẫn giải bài tập xác suất – thống kê, NXB Thống kê, 2002.

4.2. Học phần Toán kinh tế

[1] Lê Đình Thúy, Toán cao cấp cho các nhà kinh tế, phần 1, NXB Thống Kê (2005).
[2] Lê Đình Thúy, Toán cao cấp cho các nhà kinh tế, phần 2, NXB Thống Kê (2004).

 [3] Nguyễn Văn Minh, Toán cao cấp, NXB Đại học Thái Nguyên ( 2016).

 [4] Nguyễn Quang Dong,  Giáo trình mô hình toán kinh tế, NXB Thống kê (2006).

[5] Nguyễn Huy Hoàng, Hướng dẫn giải bài tập Toán cao cấp cho các nhà
kinh tế, phần 1, NXB Thống Kê (2006).

 [6] Nguyễn Huy Hoàng, Hướng dẫn giải bài tập Toán cao cấp cho các nhà
kinh tế, phần 2, NXB Thống Kê (2006

4.3. Tin học đại cươmg

[1]. CCILearning, Internet and Computing Core Certification, CCILearning Solution Inc., 2012

[2]. J. Lambert, Microsoft PowerPoint 2016 Step by Step, Microsoft Press, 2015.

[3]. C. Frye, Microsoft Excel 2016 Step by Step, Microsoft Press, 2015.

[4]. J. Lambert, Microsoft Word 2016 Step By Step, Microsoft Press, 2016.

[5]. J. Lambert, Windows 10 Step by Step, Second Edition, Microsoft Press, 2017.

[6]. Website: https://www.giaiphapexcel.com

4.4. Tin học ứng dụng

[1]. Hàn Viết Thuận, “Tin học ứng dụng", NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2009

[2]. Trần Túc, “Giáo Trình Quy Hoạch Tuyến Tính", Đại học Kinh tế quốc dân, 2010

[3]. Curtis Frye, Microsoft Excel 2016 Step by Step, Microsoft Press, 2015

[4]. Website: https://www.giaiphapexcel.com

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN